Dịch vụ đã được thử nghiệm tại trung tâm nghiên cứu Yangju General Welfare Center. Trong giai đoạn từ tháng 7/2022 đến tháng 10/2023, dịch vụ đã được thử nghiệm tại 22 gia đình có người lớn tàn tật.
Tại mỗi gia đình có người tàn tật, nhân viên triển khai sẽ cài đặt một Smart Hubs, loa AI (AI speakers), hệ thống rèm thông minh, hệ thống công tắc điện thông minh, hệ thống công tắc vô tuyến thông minh, hệ thống khóa cửa thông minh.
Thiết bị smart hubs là thiết bị quản lý tất cả các cảm biến khác trong ngôi nhà. Thiết bị AI speaker có chức năng nhận diện giọng nói người tàn tật dựa trên nền tảng của Google phát triển. Người tàn tật có thể ra lệnh qua AI speaker, speaker sẽ gửi tín hiệu này qua Smart Hubs và Smart Hubs sẽ điều khiển các thiết bị khác như rèm cửa, khóa cửa theo yêu cầu từ người khuyết tật.
Hiện tại dịch vụ này vẫn đang ở mức thử nghiệm tại Hàn Quốc, chưa được triển khai thương mại.
Từ ASTAP-35, Hàn Quốc đã đưa ra hội đồng chuyên gia (EG – Expert Group) ý kiến về việc xây dựng giải pháp nền tảng cho dịch vụ chăm sóc người cao tuổi (Requirements and Framework of IoT Elderly Care Solution).
Giải pháp này giúp cung cấp công cụ cho các dịch vụ y tế chuyên theo dõi tình trạng người cao tuổi sống một mình ở Hàn Quốc, sẵn sàng cấp cứu cho người cao tuổi trong trường hợp cần thiết.
Các cảm biến sử dụng trong giải pháp: Cảm biến chuyển động của người cao tuổi, cảm biến nhiệt độ môi trường trong nhà, cảm biến ánh sáng trong nhà và cảm biến độ ẩm trong nhà.
Các cảm biến theo dõi người cao tuổi sẽ gửi thông tin về hệ thống. Hệ thống sẽ chuyển định kỳ các thông tin cảm biến đo được về smartphone của người giám hộ. Trong trường hợp khẩn cấp, thông tin sẽ được gửi cho đội cấp cứu để đội đến tận nhà hỗ trợ. Trong giai đoạn triển khai thử nghiệm từ 2020 đến 2022, đã có tới 12.000 hộ gia đình sử dụng dịch vụ.
Nguồn: Tạp chí Kỹ thuật Viettel Quý 2/2024