Tri thức thế giới
Bài báo khoa học của kỹ sư 5G VHT được đánh giá cao tại Nhật Bản
Vũ My Lv.1
Tham gia hội nghị APMC 2022 (Asia-Pacific Microwave Conference) tổ chức tại Nhật Bản, bài báo khoa học do các kỹ sư 5G VHT trình bày đã nhận được đánh giá cao từ các đại biểu. Thông qua sự kiện quốc tế mang hàm lượng khoa học cao, các kỹ sư 5G cũng tranh thủ tận dụng cơ hội lắng nghe các giải pháp tiên phong mà các hãng công nghệ khác đang thực hiện; đồng thời, tìm cơ hội hợp tác với một số đối tác cung cấp giải pháp thiết kế 5G.

APMC2
3 kỹ sư VHT chụp ảnh cùng đại biểu quốc tế trong sự kiện

APMC3
Kỹ sư Nguyễn Vũ Xuân Trung (bên phải) chụp ảnh cùng Ban Tổ chức

Tháng 12, đoàn kỹ sư 5G của VHT bao gồm: Nguyễn Đức Nhật, Đỗ Trọng Toàn, Nguyễn Vũ Xuân Trung đã tham dự và trình bày bài báo khoa học có nhan đề “Mutual Coupling Reduction of MIMO Antenna using Metamaterial Absorber for 5G Base Stations” (Phương pháp giảm thiểu xuyên nhiễu cho Ăng ten mảng 5G sử dụng cấu trúc hấp thụ Metamaterial) tại Hội nghị APMC 2022 (Asia-Pacific Microwave Conference), tổ chức tại thành phố Yokohama – Nhật Bản. APMC là hội nghị lớn, được tổ chức thường niên dành cho các nghiên cứu trong lĩnh vực cao tần (Micro wave) khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trước đó, nhóm đề tài đã theo dõi và tham khảo một số bài báo đăng tải tại Hội nghị này nên đã quyết định đăng ký tham dự.

APMC5
Các giáo sư đang trao đổi về bài báo của VHT

Dựa trên thực tiễn là khó khăn khi thiết kế Ăng-ten mảng cho dự án 5G cùng với việc bài báo đã có sản phẩm thực tế, đem lại kết quả tốt khi áp dụng vào sản phẩm thay vì chỉ mô phỏng, bài báo khoa học của nhòm tác giả nhận được sự đánh giá cao của các đại biểu tham dự hội nghị APMC. 

Từ quá trình lên ý tưởng, mô phỏng thử nghiệm, thiết kế chế thử và đo kiểm đưa ra kết quả để phục vụ viết báo, nhóm tác giả mất 5 tháng thực hiện. Chia sẻ rõ hơn về nội dung bài báo, kỹ sư Nguyễn Đức Nhật, Trưởng phòng Thiết kế phần cứng cao tần, TT Nghiên cứu thiết bị vô tuyến băng rộng cho biết: "Với sản phẩm 5G, khối Ăng-ten mảng (Array Antenna) là thành phần rất quan trọng, quyết định chất lượng của Beamforming. Tuy nhiên do số kênh thu phát sóng lớn (32T32R hoặc 64T64R), số phần tử Ăng-ten nhiều (Antenna Elements - 192 phần tử) được phân bổ trong không gian hẹp (giới hạn bởi kích thước và cân nặng của sản phẩm - để treo cột ngoài trời). Vì vậy xuất hiện việc xuyên nhiễu giữa các kênh lân cận, đòi hỏi phải có giải pháp giảm thiểu xuyên nhiễu. Chính vì thế, bài báo phải giải quyết song song hai vấn đề: giảm thiểu xuyên nhiễu trong không gian hẹp và tối ưu về cân nặng và kích thước sản phẩm. Nhiều giải pháp được đưa ra và thử nghiệm. Tuy nhiên giải pháp dùng tấm Absorber cấu trúc PCB là giải pháp phù hợp mà nhóm đưa ra và thực hiện thành công".

APMC4
Kỹ sư Nguyễn Đức Nhật (áo xám) trao đổi với tác giả bài báo về công nghệ truyền Terahezt cho 6G

APMC6
Kỹ sư Nguyễn Đức Nhật

APMC9APMC8APMC7
Gian hàng trưng bày của các công ty công nghệ

Tham dự Hội nghị APMC tại Nhật Bản, ngoài việc trình bày và trao đổi về bài báo của mình, nhóm tác giả tham dự và trao đổi về các bài báo khác trình bày trong hội nghị. Trong số đó, các bài báo đề cập đến công nghệ truyền sóng terahertz wave, optical wave làm nền tảng cơ sở cho công nghệ 6G. Tham dự sự kiện có hàm lượng khoa học cao, kỹ sư Nguyễn Đức Nhật cho rằng: "Chúng ta có thể tham khảo các công nghệ tiên phong mà các đại biểu trình bày cho việc nghiên cứu, thiết kế sản phẩm thế hệ tiếp theo. Ngoài việc trao đổi về các bài báo khoa học, chúng tôi cũng tham quan gian hàng trưng bày của các công ty công nghệ tại hội nghị. Qua quá trình trao đổi, nhóm đã tham khảo giải pháp đo kiểm OTA và MIMO đối với sản phẩm 5G đang thực hiện. Nhóm tác giả đã hẹn đối tác Keysight setup buổi Demo giải pháp đo kiểm mà dự án 5G đang quan tâm tại Việt Nam vào đầu năm 2023 tới".

  • 436
  • 0 bình luận
  • 1