Thông điệp CEO
Toàn cảnh chia sẻ của Chủ tịch - TGĐ Tập đoàn về công nghiệp công nghệ cao.
Vũ My Lv.1
Trong suốt cuộc đối thoại giữa Chủ tịch - Tổng Giám đốc Tập đoàn với CBCNV Viettel kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ, nhiều lần, Chủ tịch - TGĐ Tập đoàn đã nhắc đến VHT như một dẫn chứng về kinh doanh quốc tế, là hạt nhân trong chiến lược quốc phòng đến năm 2030,... Đồng thời, chia sẻ những định hướng về lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, phát triển công nghiệp công nghệ cao

Câu hỏi: Mục tiêu xây dựng và phát triển của Viettel là Tập đoàn công nghệ kinh doanh toàn cầu. Vậy thách thức lớn nhất để đạt mục tiêu này là gì?

Tôi cảm nhận sự tự tin của VHT, của VCS, VTS trong việc mở rộng ra thị trường quốc tế

Chủ tịch - TGĐ TĐ: "Cần làm rõ hơn nội hàm chiến lược tập đoàn kinh doanh toàn cầu của chúng ta, Tập đoàn công nghệ mình cũng nói là công nghệ rồi, chúng ta kinh doanh từ những ngày đầu tiên thì chắc chắn trong công việc đã có công nghệ. Gần đây nhất là công nghệ chúng ta áp dụng GSM, rồi IoT, rồi công nghệ của cách mạng 4.0, tức là chúng ta đã có công nghệ rồi. Vậy tại sao ta đặt công nghệ bây giờ ra bên ngoài thì những năm gần đây chúng ta đã không chỉ sử dụng công nghệ mà làm chủ công nghệ. Rất nhiều các đơn vị trong Tập đoàn chúng ta như VHT, VTX, Viettel AI đã và đang sản xuất ra những giải pháp dựa trên công nghệ và có bằng phát minh, sáng chế đăng ký tại Mỹ, tại Việt Nam. Từ việc sử dụng công nghệ để chúng ta kinh doanh, chúng ta mang công nghệ sáng tạo ra những giải pháp của chúng ta, bán cho bên ngoài thì chúng ta đặt nặng từ công nghệ là như vậy.

Thứ 2 là kinh doanh toàn cầu thì chúng ta xác định chúng ta đã và đang kinh doanh các thị trường về viễn thông. Chúng ta đã làm rất tốt từ 2006 đến giờ, nhưng tại sao chúng ta đặt vấn đề toàn cầu? Trước đến giờ chúng ta chỉ xung quanh những nước mà chúng ta đầu tư thôi. Từ viễn thông chúng ta làm ra những cái khác tại những nước đầu tư ví dụ như: Dịch vụ số nhưng như vậy Tập đoàn không lớn được; trong khi nhiều mảng chúng ta hoàn toàn có thể chinh phục các thị trường khác ngoài các thị trường mà chúng ta đầu tư. Gần đây nhất là VHT đã có sản phẩm sang Ấn Độ, sang Mông Cổ, trực tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sang Mông Cổ; ví dụ như là Công ty An ninh mạng với thị trường Philippine, sản phẩm đã bán rồi. Hôm qua đồng chí Giám đốc An ninh mạng có nói với tôi rằng, một số sản phẩm sẽ mang sang để bán cho các công ty viễn thông của Philippine; hoặc như VTS văn phòng đại diện tại Bangladesh có những đơn hàng. Như vậy, chúng ta phải đi và ra khỏi vòng an toàn của chúng ta là những thị trường chúng ta đầu tư và có những thị trường cao hơn chúng ta về mặt trình độ, chuyên môn như Ấn Độ. Thì đấy đặt ra là Tập đoàn Công nghệ trên toàn cầu.

Thách thức là gì? Nhiều thách thức, chúng ta muốn nói về việc đi toàn cầu từ năm 2022, tức là nói về mảng khác viễn thông nhưng tại sao đến giờ chỉ đếm được trên các đầu mục? Thách thức thứ 1 là chúng ta phải thoát ra được tự ti của chúng ta, chúng ta chỉ mạnh về viễn thông, về các thị trường thấp hơn mình. Sản phẩm của chúng ta phải tin là tương đương với các hãng trên thế giới, ví dụ như an ninh mạng tự tin, ví dụ như VHT sản phẩm radar tự tin. Cái thứ nhất là thoát ra sự tự ti

Thứ 2 là đất nước của chúng ta nói những doanh nghiệp tiên phong ra nước ngoài không nhiều, bản thân chúng ta là lớn nhất rồi, một vài công ty khác như dầu khí cũng chỉ vài nước như Nga, châu Phi, Venezuela, Algeria; FPT cũng chỉ một vài thị trường tư bản như Nhật, Mỹ. Như vậy về kinh nghiệm và sự mạnh dạn của người Việt Nam thì chưa có, đấy là rào cản thứ 2: Một đất nước nhỏ hơn, ít kinh nghiệm hơn đi ra nước ngoài.

Thứ 3 là tôi cũng đã đi nhiều nước, một số nước người ta làm rất bài bản xúc tiến đầu tư, người ta ra chiến lược đi ra nước ngoài, thậm chí Chính phủ đi làm tiền đề để công ty đi theo.

Rất là nhiều khác nữa, Ban TGĐ chúng tôi xác định đó là khó khăn, thách thức, nhưng không vì thế mà chúng ta chùn bước mà dần dần sau Philippine sẽ là Indonesia, sẽ là Brunei, sẽ là các nước quanh khu vực khác.

Tôi cảm nhận sự tự tin của VHT, của VCS, VTS trong việc mở rộng ra thị trường quốc tế".

Câu hỏi: Định hướng phát triển của Tập đoàn trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng là gì?

Công nghiệp quốc phòng: Là hạt nhân hay không hạt nhân, tự chúng ta thấy đã, chúng ta phải làm đã, quyết tâm đã.

Chủ tịch - TGĐ TĐ: Trụ chính bao gồm: Viễn thông trong nước và nước ngoài, có các khối sản phẩm số, khối công nghiệp công nghệ cao và khối logistic. Chúng tôi không đặt trụ nào cao hơn trụ nào và không trụ nào thay thế trụ nào. Mỗi một trụ có một thế mạnh riêng, hướng phát triển riêng và đều là một trong những trụ quan trọng của Tập đoàn.

Ta đi như thế nào để trở thành hạt nhân của tổ hợp công nghiệp quốc phòng, cái này chúng ta nói rất nhiều. Luật Quốc phòng an ninh và động viên công nghiệp đang đưa Viettel vào và trong các nghị trường thảo luận về luật này của Quốc hội, nhiều đại biểu nói rằng các sản phẩm của Viettel đã và đang đóng góp vào ngành công nghiệp quốc phòng. Khi luật này ra đời, đấy là dấu chân quan trọng để chúng ta tuyên bố với xã hội là chúng ta sẽ là thành phần của hạt nhân công nghiệp công nghệ cao quốc phòng.

Đó là về mặt pháp lý. Bên trong Bộ Quốc phòng và với chúng ta, chúng ta thấy như thế nào? Hôm nay các cầu truyền hình rất đông và tôi cũng rất thông cảm với Khối Nghiên cứu sản xuất, các đồng chí làm rất nhiều việc nhưng không thể truyền thông hết được cho toàn thể CBCNV thấu hiểu cho các đồng chí làm nhưng có thể tự hào những sản phẩm chúng ta đã, đang nghiên cứu đóng góp rất quan trọng cho công nghiệp quốc phòng. Để chúng ta là hạt nhân hay không hạt nhân, tự chúng ta thấy đã, chúng ta phải làm đã, quyết tâm đã. Như tôi vừa nói, VHT, VTX, VMC đều có lộ trình, portfolio, roadmap cho sản phẩm rồi. Tự chúng ta tự thấy rằng, chúng ta đang đóng góp, chúng ta là hạt nhân trong chiến lược quốc phòng đến năm 2030. 

Câu hỏi: Năm 2018 Viettel đổi tên thành Tập đoàn CN-VT Quân đội, tuy nhiên chiến lược đến năm 2025 lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất công nghiệp công nghệ cao chỉ chiếm tỉ trọng 8% trong cơ cấu doanh thu của Tập đoàn (khá nhỏ so với lĩnh vực viễn thông 53%, logictics 21%), điều này có phải là một bất cập? Tỉ trọng doanh thu của lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất công nghiệp công nghệ cao đến 2030 là bao nhiêu? Các sản phẩm công nghiệp CNC chiến lược của Viettel là gì và đang định vị ở đâu trên thị trường trong nước và quốc tế?

Các sản phẩm của Viettel đã và đang đóng góp vào ngành công nghiệp quốc phòng

Chủ tịch - TGĐ TĐ: Nếu nhìn sâu vào một chút chúng ta phải hiểu như này, chúng ta kinh doanh 4 trụ mà trụ rất lớn và chiếm tỷ trọng cao, như là viễn thông. Trong nước doanh thu đến 80-90 nghìn tỷ rồi chỗ đồng chí Cường đóng góp 40 nghìn tỷ. Như vậy, tức là mẫu số rất lớn, trong khi công nghiệp của chúng ta không phải Phù Đổng đâu, mặc dù đã rất Phù Đổng rồi, cũng chẳng ai như VTX vừa mới hoạt động kinh doanh có hợp đồng 6 nghìn tỷ, lấy đâu ra một công ty công nghệ nào phát như thế được, nhưng 6000 tỷ so với kia chỉ 5%. Nhưng không vì thế mà chúng ta cho rằng tỷ trọng về tỷ lệ thế là thấp, làm sao để nó bung lên? Tôi nói rồi, giải pháp đi ra nước ngoài để tìm một thị trường lớn hơn, thì đấy là quan trọng, lúc đấy chúng ta hy vọng, sau 2 năm, chúng ta sẽ đẩy tỷ trọng công nghiệp lên cao hơn với điều kiện chúng ta tìm kiếm, khai phá những dư địa mới, ví dụ như quân sự chúng ta biết chỉ đến thế thôi, dân sự thì đồng chí Hà có tăng trưởng đi chăng nữa thì đồng chí Hà phải làm mass một quốc gia mới được. Trước mắt chúng ta thực sự chưa đủ năng lực để sản xuất mấy nghìn BTS giao lấy hàng ngay. Chúng ta không thể thổi ngay như Huawei, như Ericson với tuổi đời hàng trăm năm. Đấy là cái chúng tôi rất trăn trở, nhìn về số tuyệt đối các đồng chí làm hàng chục nghìn tỷ không ít, không nhỏ nhưng so với chúng ta có mẫu số doanh nghiệp khác. Thậm chí tôi nói luôn xuất nhập khẩu con số hàng tỷ usd, đồng chí Trường cũng hụt mất công ty hàng nghìn tỷ, nói về doanh thu là rất lớn, vì làm mass, làm khách hàng cá nhân. Nhân dịp này tôi cũng nói cho các đồng chí hiểu, chúng ta rất trân trọng các trụ của chúng ta.

Câu hỏi: Xin Chủ tịch-TGĐ Tập đoàn chia sẻ phạm vi, lộ trình, cách tiếp cận của Viettel để cạnh tranh trong mảng sản xuất chip?

Đến 2035, đơn vị thiết kế chip sẽ phải đứng thứ 10 những công ty thiết kế chip hàng đầu châu Á

Chủ tịch -TGĐ Tập đoàn: Trước hết về mặt vĩ mô, gần đây các đồng chí và các bạn cũng biết, Chính phủ của chúng ta, từ Thủ tướng Chính phủ đến cấp Bộ, cụ thể là Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao xây dựng chiến lược nguồn nhân lực chip, Bộ Thông tin và Truyền thông là chiến lược sản xuất chip và trong các Bộ, ngành cũng rất quan tâm đến Viettel. Sau này Viettel cũng sẽ là hạt nhân, trong nhiều tài liệu mà tôi gửi Ban TGĐ cũng định luôn Viettel là hạt nhân trong việc thúc đẩy sản xuất chip tại Việt Nam và hiển nhiên là như vậy. Chúng ta đã có nền tảng rồi, đến giờ phút này các chiến lược về quốc gia thì chúng ta đang chờ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng rất gấp rút. Chiến lược nguồn nhân lực chip thì Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cũng đang rất gấp rút, gửi cho các đơn vị lấy ý kiến. Nói như vậy tức là chúng ta đang rất sôi sục về chip. Về phía ta, chúng ta đã có những bước đi. Chỗ VHT đã có Trung tâm nghiên cứu chip và có những sản phẩm mà chúng ta ứng dụng cho khối phát của 5G và một số sản phẩm khác cho ứng dụng quân sự thì nhưng là cũng chỉ bước đầu.

Vừa rồi, đồng chí Nguyễn Đình Chiến đề xuất tách bộ phận đấy ra khỏi VHT thành một mảng riêng, chúng ta không phải định hình kinh doanh lớn như FPT semi conductor, chúng ta có 1 đơn vị riêng để nghiên cứu, thiết kế và dần dần đưa ra sản phẩm phục vụ chúng ta trước và đã thành lập rồi. Thì đó là bước đầu chúng ta đang đi.

Phó TGĐ Nguyễn Đình Chiến: Như câu hỏi của đồng chí thì chúng ta định hướng đi đến đâu và định vị như thế nào trong quốc gia và thế giới. Trong chiến lược chúng ta đã báo cáo, rà soát, xác định tại thời điểm này thì chúng ta thấy chip là một lĩnh vực của tương lai, quá khứ. Đến giờ phút này phát triển rất mạnh nhưng nó cũng là tương lai, tương lai hàng trăm năm nữa. Chip là xu thế tất yếu của ngành điện tử, thậm chí là của ngành chuyển đổi số và thậm chí là tất cả những ngành công nghệ cao của Viettel cả quân sự và dân sự. Ban TGĐ TĐ định hướng chiến lược sơ bộ anh Thắng đã phê duyệt, đến 2035, đơn vị thiết kế chip sẽ phải đứng thứ 10 những công ty thiết kế chip hàng đầu châu Á và doanh số đạt được con số cỡ hàng trăm triệu USD vì đây là lĩnh vực rất quan trọng của TĐ và cũng là nòng cốt, chủ lực của quốc gia. Con số, định hướng, tầm nhìn cho lĩnh vực chip là như vậy. Và con người chúng ta cũng đào tạo, đào tạo cho chúng ta để có năng lực làm chip, chip sẽ đi vào đúng chuyên ngành mà chúng ta rất giỏi, đúng là nghề của chúng ta, đi vào lĩnh vực viễn thông, mạng lưới, đi vào trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là lưỡng dụng-quân sự. Đây sẽ là một lực lượng giá trị chưa lớn ngay nhưng tương lai ít nhất đến 2035 là trọng tâm công nghệ cao của TĐ và đất nước, là lõi của lõi.

Chủ tịch - TGĐ Tập đoàn: Chúng ta có chiến lược của TĐ đến 2035 và trong 3 mảng chính của sản xuất chip là: Thiết kế, quang khắc và đóng gói thì chúng ta lựa chọn thế mạnh của chúng ta và từng bước một. Thiết kế không phải là dễ, có những công ty như Synopsys cũng nhận thiết kế thôi, là hàng đầu thế giới, chứ đừng nghĩ phải có nhà máy. Chúng ta chiến lược đi rất rõ ràng, thiết kế và sau này có thể là tham gia mảng đóng gói testing. Còn riêng nhà máy, báo cáo các đồng chí là nếu chúng ta làm những nhà máy quang khắc vài nanomet thì cỡ chục tỷ USD nhưng báo cáo các đồng chí vấn đề của nó là đầu ra cho cái gì, nhu cầu không thể đủ lớn, đó là bài toán rất lớn nên chỉ vài nước người ta làm thôi, ví dụ như: Đài Loan, Hàn Quốc, Hà Lan… Nói như vậy để đồng chí hiểu TĐ và Nhà nước rất tin tưởng, tại sao Viettel không đầu tư nhà máy đi, chúng ta phải nghĩ về câu chuyện đấy, về mặt công nghệ hiệu quả, thì cái đó xin báo cáo thêm. Chúng ta đã có lộ trình rõ ràng và điều chỉnh theo năm. Sau khi có chiến lược quốc gia chúng ta sẽ điều chỉnh của chúng ta.

Dưới đây là câu hỏi không thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, Chủ tịch - TGĐ Tập đoàn đã có dẫn chứng liên quan đến TCT VHT.

Câu hỏi: Hiện nay có 1 số đơn vị trong TĐ có sự chồng chéo về mặt dịch vụ họ cung cấp, cụ thể là sản phẩm dịch vụ tài chính số. Có thể kể đến như Viettel Money của VDS, My Viettel của VTT. Nhưng mỗi 1 đơn vị lại hợp tác với công ty tài chính khác nhau. Hơn nữa Viettel Money của VDS, Epass của VETC hay ứng dụng giao nhận hàng của Viettel Post đều cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhưng mỗi bên lại hợp tác công ty bảo hiểm khác nhau. Việc mỗi TCT hợp tác riêng lẻ với các tổ chức tài chính cũng như công ty bảo hiểm này có thẻ dẫn đến khách hàng bị hoang mang. Không biết có sự đồng nhất của Tập đoàn cả về mặt trải nghiệm lẫn thương hiệu. Thời gian tới TĐ có định hướng cho 1 đơn vị chuyên trách cung cấp tất cả dịch vụ liên quan đến tài chính số không?

IoT Platform VHT và VTNET đều nghiên cứu, sau đó chúng ta thấy gì? Chọn phân tập chọn VHT là cái tốt hơn chúng ta lấy.

Chủ tịch - TGĐ Tập đoàn: Có thể kể đến như Viettel Money của VDS, My Viettel của VTT. Nhưng mỗi 1 đơn vị lại hợp tác với công ty tài chính khác nhau. Hơn nữa Viettel Money của VDS, Epass của VDTC hay ứng dụng giao nhận hàng của Viettel Post đều cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhưng mỗi bên lại hợp tác công ty bảo hiểm khác nhau. Việc hợp tác riêng lẻ với các tổ chức tài chính cũng như công ty bảo hiểm này có thẻ dẫn đến khách hàng bị hoang mang. Không biết có sự đồng nhất của Tập đoàn về cả mặt trải nghiệm lẫn thương hiệu. Thời gian tới TĐ có định hướng cho 1 đơn vị chuyên trách cung cấp tất cả dịch vụ liên quan đến tài chính số không?

Mình quan điểm rõ ràng 1 dịch vụ chúng ta là 1 nhà cung cấp, 1 đơn vị cung cấp để tạo thế mạnh, tạo thương hiệu, tạo sự chuyên nghiệp và tiết kiệm nguồn lực. Nếu như chúng ta có những điểm chạm như: Epass một điểm chạm, My Viettel 1 điểm chạm, thậm chí Viettel++ một điểm chạm… thì chúng ta thực hiện theo đề xuất của đồng chí Đại là chúng ta nhúng và ưu tiên dịch vụ của trong chúng ta trước. Ban Chiến lược rà soát xem. Chúng ta có những cái trùng nhau. Các đơn vị trong chúng ta đáng khen là có sự chủ động. Kinh doanh là phải thế, đừng có ngăn cản người ta, nhưng sau là chúng ta sắp xếp lại. Chúng ta không cấm vì cơ hội đó 1 lần thôi. Giả sử cơ hội đó VTT không lấy khách hàng đó thì khách hàng đó bị người khác bị lấy mất, chứ có phải mình VDS độc quyền đâu. Nhưng ban đầu kinh doanh có thể đa dạng, tệp nhiều người tiếp cận, nhưng khi dịch vụ ổn định và nổi trội lên rồi thì chúng ta nên yêu cầu giữ lại một và các điểm chạm khác là nhúng vào để tiếp cận khách hàng.

Thứ 2 là một dịch vụ, sản phẩm mới mà chúng ta có thế mạnh, mà chúng ta đã làm rồi đó chứ, chúng ta đã làm cho đánh giá để sau một thời gian so sánh, chúng ta chọn, ví dụ như: Đối với VK thì VTT và VDS đều nghiên cứu, IoT Platform VHT và VTNET đều nghiên cứu, sau đó chúng ta thấy gì? Chọn phân tập chọn VHT là cái tốt hơn chúng ta lấy. Chúng ta làm như vậy để chúng ta không lỡ cơ hội.

  • 358
  • 0 bình luận
  • 0