Thiết bị viễn thông
5G – Hành trình VHT xây dựng "huyết mạch" chuyển đổi số quốc gia
Lâm Phương Anh Lv.1
Từ những ngày nghiên cứu 4G, kỹ sư VHT luôn nung nấu khát khao làm chủ 5G. Thời gian đã minh chứng cho quyết tâm xây dựng “huyết mạch” phục vụ hành trình chuyển đổi số quốc gia của họ. Điều này dễ nhận thấy qua sự tiến bộ về sản phẩm, từ nghiên cứu trạm 5G công suất nhỏ Micro 8T8R, Smallcell AIO 4T4R cho đến trạm 5G công suất lớn Macro 8T8R và Macro Massive MIMO 32T32R. Năng lực của họ đã được công nhận tại các sự kiện viễn thông lớn mang tầm cỡ quốc tế, hình ảnh kỹ sư VHT giới thiệu về sản phẩm 5G với lời khẳng định: “Đây là sản phẩm do Viettel nghiên cứu, làm chủ toàn trình” liên tục xuất hiện.

Gần 1000 thiết bị mạng 5G triển khai Hà Nội, Hà Nam, Đà Nẵng, Ninh Thuận

2019 - quãng thời gian đầu tiên bắt đầu nghiên cứu 5G với người VHT lắm gian truân, họ đã từng phá thiết bị do chính mình làm ra để đánh giá lại chất lượng. Và rồi ngày hôm nay, với định hướng và quyết tâm của Tập đoàn Viettel cũng như Ban Lãnh đạo VHT trong việc xây dựng làm chủ hạ tầng mạng viễn thông, người VHT đã làm chủ từ mạng lõi, thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, thiết bị truy cập vô tuyến 5G. Nghiên cứu 5G là quá trình tích lũy kinh nghiệm 10 năm của VHT từ những ngày nghiên cứu 4G.

2

Năm 2022, các sản phẩm được đánh giá đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của thế giới (3GPP), tiêu chuẩn Việt Nam và đưa vào thử nghiệm rộng rãi trên mạng lưới Viettel, trong đó triển khai 300 thiết bị trạm thu phát sóng gNodeB và 648 thiết bị truyền dẫn SiteRouter 100G  tại 4 tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Đà Nẵng, Ninh Thuận; thiết bị mạng lõi 5G triển khai hệ thống đáp ứng 1 triệu thuê bao. 

Thành tựu này đánh dấu Viettel trở thành nhà mạng duy nhất trên thế giới có năng lực nghiên cứu, sản xuất phát triển thành công thiết bị mạng 5G, bảo đảm cho một nền tảng viễn thông an toàn, bảo mật, phục vụ đắc lực chiến lược chuyển đổi số quốc gia.

Quý 4/2022, nhóm kỹ sư triển khai sản phẩm 5G VHT đã phối hợp với Ban Quản lý Dự án VTNet, TTKTKV1, TTKTKV2, 4 Viettel Tỉnh/Tp dành toàn lực lắp đặt thiết bị tại 4 tỉnh thành. Đến từng địa phương, họ tỉ mỉ hướng dẫn nhân sự phụ trách tại các trạm BTS cách lắp đặt từ ốc của RRU (thiết bị ngoài trời) cho đến anten. Kể cả cách cầm dây sao cho đúng để tránh bị hỏng, gãy hay bị vặn xoắn cũng được người VHT chú ý. Họ cân nhắc từng bước làm để mọi công đoạn lắp đặt hoàn chỉnh nhất, phù hợp với điều kiện từng phòng máy, nhà trạm và cột anten của mỗi địa phương. Để tránh ảnh hưởng đến tiến độ lắp đặt của từng tỉnh nói chung và kế hoạch VHT nói riêng, nhóm kỹ sư tham gia triển khai 5G lập riêng group cho từng tỉnh để hỗ trợ 24/24.

3

Là kỹ sư viễn thông Viettel từ năm 2005, kỹ sư triển khai dự án (Trung tâm dịch vụ sau bán hàng) Phùng Hải Nam chia sẻ: "Tự hào là cảm nhận duy nhất trong suốt quá trình công tác của mình bởi số lượng sản phẩm, thiết bị viễn thông người Viettel làm chủ ngày một lớn. Anh còn nhớ: “Ngày đầu tiên thử nghiệm 4G tại Bách Khoa, việc tích hợp, đo kiểm thiết bị một trạm cần huy động khoảng 10 nhân sự onsite trực tiếp tại trạm. Nhưng ngày hôm nay, chỉ cần một nhân sự onsite trực tiếp để xử lý các vấn đề phát sinh. Có sự thay đổi này là vì phần mềm tinh gọn và tối ưu hơn”.

Tự tin trên đấu trường quốc tế

4

Sản phẩm đủ độ “chín”, người VHT bước vào các sân chơi quốc tế trong lĩnh vực viễn thông và tự tin tuyên bố với thế giới: “Đây là thiết bị/giải pháp 5G do chính Viettel nghiên cứu, phát triển”.

Tại Triển lãm MWC 2022, VHT là doanh nghiệp duy nhất của châu Á có giải pháp, sản phẩm  5G ở 3 phân lớp mạng. Trong một sự kiện khác là Plugfest mùa thu được tổ chức đồng thời tại 6 địa điểm trên thế giới gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ý, Mỹ cùng sự góp mặt 106 công ty, VHT đã tham gia chuỗi sự kiện diễn ra tại Hàn Quốc. 3 đại diện VHT tại Plugfest Hàn Quốc có tuổi đời còn rất trẻ gồm: Nguyễn Xuân Thắng, Đặng Hoài Sơn, Nguyễn Văn Sơn. Tại đây, VHT là đơn vị đầu tiên thực hiện thành công bài đo kiểm chứng minh thiết bị 5G Viettel đạt chuẩn Oran, có khả năng tích hợp với thiết bị của các vendor khác. Đồng thời, VHT cũng là dơn vị đầu tiên thực hiện tích hợp trạm gốc 5G với mạng lõi giả lập của đối tác.

5

7

Tự chủ nghiên cứu, sản xuất các thiết bị xây dựng hệ sinh thái hạ tầng mạng viễn thông là quyết tâm của Tập đoàn Viettel cũng như Ban lãnh đạo VHT. Thiếu tá Nguyễn Chí Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Thiết bị Vô tuyến băng rộng chia sẻ rằng, bản thân anh cảm nhận sự quyết tâm, quyết liệt đó qua từng buổi họp của Ban Lãnh đạo với nhóm dự án. Song, những kỹ sư VHT nghiên cứu 5G không phải chỉ vì nhiệm vụ mà đó vừa là đam mê, vừa là khát vọng. Theo anh, không có đam mê sẽ rất khó theo đuổi công việc nghiên cứu lâu dài. Niềm đam mê sẽ tạo động lực để mỗi người vượt qua khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống. Khát vọng ở đây không chỉ là chinh phục những đỉnh cao trí tuệ, mà là chứng minh năng lực nghiên cứu công nghệ cao của kỹ sư người Viettet nói riêng và người Việt Nam nói chung. Khát vọng ấy có thành hiện thực hay không, câu trả lời thể hiện trong chính kết quả nghiên cứu, phát triển mạng 5G của VHT.

VHT xây dựng “huyết mạch” chuyển đổi số quốc gia

9

 

 

  • 315
  • 0 bình luận
  • 0