Ra đa
Chất “lính” của kỹ sư radar
Vũ My Lv.1
Nói đến dự án radar 3D, kỹ sư đầu tiên mà Chủ nhiệm đề tài này nhắc đến là Đại úy Trịnh Văn Du. Trưởng thành từ Học viện Kỹ thuật Quân sự rồi tiếp tục khoác màu xanh áo lính tại Viettel từ năm 2014, sĩ quan trẻ tuổi được đồng nghiệp đánh giá “đậm” chất lính từ tác phong chuẩn chỉ, sẵn sàng xông pha công việc cho đến tinh thần lạc quan, vui vẻ cũng rất “lính”.

1-1

Nguyễn Văn Du là kỹ sư thiết kế trực tiếp kiêm đài trưởng phụ trách đài trong quá trình thử nghiệm. Công việc đòi hỏi anh vừa bao quát, vừa tỉ mỉ song cũng vừa hiểu kỹ thuật rồi sẵn sàng thực hiện luôn việc hậu cần.

Chia sẻ về khối lượng công việc của mình, đồng chí Du cho biết: “Việc nhận nhiệm vụ đài trưởng thực ra là làm đầu mối phụ trách chung các đợt thử nghiệm đài 3D tại trận địa. Đối với mình, công việc phụ trách thử nghiệm là một nhiệm vụ đơn giản, bởi mình đã khá quen thuộc với nhiệm vụ này. Một phần do mình xuất phát là học viên sỹ quan đã được rèn luyện trong môi trường quân đội, một phần đây là sản phẩm do mình tham gia thiết kế và chế tạo trực tiếp nên nắm khá rõ về cấu trúc, tính năng, cách thức hoạt động của sản phẩm”.

2-1

Gắn bó với sản phẩm từ khi thành lập đề tài và là kỹ sư thiết kế trực tiếp hệ thống cũng như thiết kế hoàn chỉnh module thu phát nên 2 đài radar VRS-SRS, VRS-MRS là “đứa con tinh thần” của anh. Tuy nhiên, cũng có những giai đoạn “đứa con” này khiến anh vò tai bứt tóc. 

3-2

Sau những lần chế tạo mẫu thử nghiệm chưa đạt yêu cầu, Trịnh Văn Du tìm ra một vài vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng của thiết kế; đồng thời, tính toán, mô phỏng, tham khảo các kinh nghiệm thiết kế của loại IC công nghệ LDMOS để phiên bản cuối đảm bảo yêu cầu đặt ra. Kết thúc quá trình làm IC, anh hóm hỉnh kể rằng: 

4-2

Cùng 2 sản phẩm đi từ Thái Bình, Thanh Hóa rồi đến Yên Bái,… song chuyến công tác dài ngày nhất tại sân bay Thọ Xuân-Thanh Hóa đem lại cho anh thật nhiều cảm xúc.

4-1

Anh bồi hồi kể: “Ngày đó, các đơn vị dẫn đường máy bay trực tiếp sử dụng đài để chiến đấu và nhận xét tính năng đài của Viettel sản xuất, coi như đây là lần đầu tiên đài 3D VRS-MRS được tham gia thực chiến thật sự”. Theo sản phẩm từ khi còn là những mô đun rời rạc cho đến khi đứng quan sát sản phẩm thành một hệ thống đồ sộ có khả năng tham gia thực chiến, bồi hồi và hạnh phúc là điều mà bất cứ kỹ sư nào trong nhóm không chỉ riêng Trịnh Văn Du cảm nhận.

Đứng bên cạnh radar VRS-MRS tại trận địa T500-Đồ Sơn, Hải Phòng, anh Du bày tỏ rằng:

5-1

Cuối tuần qua, anh và đồng nghiệp nhận nhiệm vụ tối ưu khả năng phát hiện của đài ra đa VRS-MRS tại Yên Bái, những chuyến đi phía trước vẫn còn và các anh vẫn luôn từng ngày, từng giờ đồng hành cùng sản phẩm của mình

  • 316
  • 0 bình luận
  • 0