Đ/c Nguyễn Tiến Long (thứ 3 từ trái sang) và Hoàng Đức Tâm (thứ 3 từ phải sang)
Tại Hội nghị, anh Nguyễn Tiến Long là trong số ít cá nhân xuất sắc toàn cầu được Ban tổ chức mời lên sân khấu giao lưu, chia sẻ quan điểm về câu chuyện kinh doanh quốc tế tại VHT.
Không giống các đơn vị khác trong Tập đoàn là kinh doanh trong lĩnh vực sản phẩm đầu cuối, lĩnh vực kinh doanh của anh Nguyễn Tiến Long là kinh doanh dự án, đặc biệt dự án viễn thông, thậm chí liên quan đến Chính phủ. Trên kinh nghiệm của mình, anh Long đã chia sẻ một vài yếu tố người kinh doanh cần có. Trong hội nghị, Ban tổ chức đã đặt ra một số câu hỏi với anh Nguyễn Tiến Long:
MC: Chúng ta cũng biết rằng việc liên tục cạnh tranh, liên tục đổi mới là điều diễn ra thường xuyên trong lĩnh vực kinh doanh. Kinh doanh trong nước đã khó, kinh doanh ra nước ngoài lại càng khó hơn, nhưng anh Long đã mang tới đây thành tích là ký thành công hợp đồng xuất khấu sản phẩm công nghệ cao của VHT vào thị trường nước ngoài tại Ấn Độ và Malaysia, chứng minh năng lực làm chủ của VHT và Viettel nói chung, để khai phá của chúng ta thị trường nước ngoài. Anh có thể chia sẻ trong quá trình phát triển kinh doanh thị trường nước ngoài và cho đến khi ký được hợp đồng, giai đoạn nào là khó khăn nhất?
A Nguyễn Tiến Long: Nói về khó khăn, khi đã kinh doanh nhiều khi đến lúc ký được hợp đồng rồi vẫn mất nên khó khăn ở mọi giai đoạn. Nhưng khó khăn lớn nhất là về mặt chuẩn bị. Vì thời điểm đó, kinh doanh quốc tế trong điều kiện tôi mới vào Viettel, lúc đó sản phẩm chưa chín muồi. Khi có kế hoạch đi kinh doanh được rồi thì đại dịch. Kể cả không có đại dịch thì không thể đẩy người ra trong điều kiện không có thông tin trước, không có tính nghiên cứu tiền khả thi trước. Vì vậy, mình phải nghiên cứu rất nhiều. Khó khăn nữa là giới hạn nguồn lực để nghiên cứu thông tin, để tiếp cận thị trường.
Khó khăn thứ 2 trong giai đoạn đó là gặp quá nhiều thông tin, vì khi tiếp cận thông tin để làm sao mình đánh giá được. Thực ra khi đi kinh doanh, được gặp trực tiếp là tuyệt vời nhất, khi đó đánh giá được nhiều thứ nhưng kinh doanh quốc tế hoàn toàn qua môi trường online hoặc conference thì mình cần phân loại. Trong kinh doanh thấy cơ hội là nhảy vào rồi nhưng phải dũng cảm buông bỏ, vì có quá nhiều lựa chọn thì nên lựa chọn cái nào thì trong giai đoạn đó. Đương nhiên dựa trên kinh nghiệm và đặc biệt định hướng cũng như câu hỏi của ban lãnh đạo Viettel và qua đánh giá sản phẩm mình chọn được. Đương nhiên kinh doanh cũng phải có phần may mắn nữa. Từ sự chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy, sang thị trường Malay và Ấn Độ thì sau 6 tháng xuất quân có 2 hợp đồng cụ thể.
Ngoài ra, trước câu hỏi của MC về dự định, kế hoạch tiếp theo khai thác thị trường nước ngoài là gì cũng như đề xuất với trưởng ngành và Phó TGĐ TĐ, anh Nguyễn Tiến Long đã có câu trả lời như sau:
Đó là tập trung cao nhất vào thị trường bán sản phẩm hạ tầng mạng viễn thông, đương nhiên không bỏ qua các thị trường khác. Đồng thời, anh cũng đưa ra một số lý giải vì sao tập trung vào các thị trường này. Về đề xuất đối với lĩnh vực kinh doanh trong tổ chức, anh Tiến Long nhấn mạnh đến 2 vấn đề: Đó là mỗi thành viên trong tổ chức đều cần hiểu rằng, kinh doanh là công việc chung, là nhiệm vụ của mọi thành viên trong tổ chức, như vậy các thành viên mới có thể thấu cảm được với khó khăn của người làm kinh doanh. Khi đó, đội ngũ kinh doanh tại thị trường liên lạc về để hợp tác, hỗ trợ, các thành viên mới có thể cùng nhau thực hiện. Vấn đề thứ 2 anh Long đề cập đến là sự liên kết giữa các đơn vị trong toàn Tập đoàn để có thể bán những giải pháp tổng hợp.
Kính mời CBNV theo dõi phần trả lời thứ 2 của anh Nguyễn Tiến Long qua link sau: