Khối 1
Cùng gặp gỡ những kỹ sư mô phỏng Su30-MK2 tại sân bay Kép
Trà My Lv.1
Cách đây hơn 2 tháng, nhà xưởng nơi mà các kỹ sư Trung tâm Mô hình mô phỏng tích hợp SU30-MK2 còn là bãi đất trống. Ngày xây xưởng, bụi mù mịt, nóng nực. Những ngày đầu hoạt động, các kỹ sư vừa làm việc chuyên môn, vừa tranh thủ dọn dẹp. Nhìn nhau đầm đìa mồ hôi, quần áo bám bụi, anh em đùa nhau rằng: "Trông thế này ai bảo kỹ sư". Hơn 2 tháng trôi qua, tại đây, họ đang trong giai đoạn dồn hết sức hoàn thiện sản phẩm trước khi nghiệm thu Bộ Quốc phòng.

z3861667107805_888ee3a183caf20ad42a2cf733c9b719
Những ngày đầu xây dựng xưởng tích hợp Su30-MK2 tại tại Trung đoàn 927, sân bay Kép (Bắc Giang)

z3861667253625_8959b4153398e7931012ca8d3b157411

Từ tháng 8, 1 nhóm kỹ sư hơn 10 thành viên của Trung tâm Mô hình mô phỏng bắt đầu quá trình tích hợp sản phẩm Su30-MK2. Trong số họ, những thanh niên chưa lập gia đình thường xuyên ở lại đơn vị, những thành viên khác sáng đi tối về. Họ thường có mặt từ 6 rưỡi sáng tại Bệnh viện Thể thao và trở về Hà Nội theo xe của TCT khi trời đã nhá nhem tối.

DSC_1217
Thông thường, đầu giờ sáng, khi đã đông đủ thành viên, chủ nhiệm đề tài Nguyễn Hải Dương sẽ họp team để cập nhật tiến độ, phân công công việc.

DSC_1223
Các thành viên trao đổi riêng sau cuộc họp

dsc-1238-1
Kỹ sư Nguyễn Nho Quốc Việt (phải) làm việc với sĩ quan dẫn đường trao đổi về dữ liệu, xác minh cách làm của các kỹ sư đã chính xác chưa hay cần điều chỉnh.

DSC_1246
Phòng máy nơi các kỹ sư làm việc.

Tham gia dự án MHMP Su30-MK2, Nguyễn Nho Quốc Việt có nhiệm vụ chính là lập trình đồ họa, giả lập không gian 3D, lập trình hệ thống chỉ huy bay cho các đài trạm dẫn đường, cho hệ thống điều khiển của bảng giáo viên. Ngoài ra, Việt cũng cùng các anh em khác hỗ trợ nhau trong thiết bị phần cứng, công việc bảo đảm an toàn thông tin và giấy tờ nói chung.

Nếu có cơ hội tham gia quá trình huấn luyện mô phỏng bay, dễ thấy toàn bộ địa hình Việt Nam hiện lên rất sinh động và hình ảnh chân thực. Được biết, đây là một trong những nhiệm vụ mà Việt cùng đồng nghiệp là kỹ sư Nguyễn Đình Hà đảm nhiệm. Chia sẻ về công việc này, Việt nói: “Quá trình xây dựng địa hình gồm 2 bước, thứ nhất là thu thập dữ liệu, việc này rất khó. Chúng mình phải tìm kiếm dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và cắt ghép lại sao cho tạo ra dữ liệu hoàn hảo nhất. Sau bước đó mới đến xây dựng địa hình toàn Việt Nam”.

Trong nhóm kỹ sư hơn 10 người đang tích hợp MP Su30-MK2 tại sân bay Kép, Bắc Giang, Việt là một trong những “thanh niên cứng chưa vợ” thường xuyên ở lại đơn vị. Sáng thứ 2 (31-10), bước xuống khỏi xe, một trong số những “đồ nghề” chuẩn bị cho một tuần mới làm việc tại đơn vị của Việt bao gồm 1 túi đựng hơn chục gói mỳ tôm Hảo Hảo. Việt cười nói rằng: “Bình thường, nếu đi đi về về cũng mất 3-4 tiếng. Mình ở lại tiết kiệm thời gian và cũng để có sức khỏe tốt hơn phục vụ công việc”.

DSC_1268

Kỹ sư Nguyễn Đình Hà, sinh năm 1995, anh thường làm việc trong phòng Đài quan sát K4. Công việc hàng ngày của Hà là lập trìnnh đồ hoạ. Hà cho rằng, làm đồ hoạ mô phỏng cho Su30-MK2 khó nhất là làm sao để người dùng có cảm giác thực tế nhất có thể. 

DSC_1266-1
Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Hải Dương trao đổi công việc cùng 2 kỹ sư Hà và Thương. Anh hỏi rằng, Hà có cần thêm sự hỗ trợ nào để bảo đảm tiến độ công việc. 

DSC_1261-1

Screen Shot 2022-11-06 at 00.06.11
Kỹ sư Nguyễn Anh Tuấn, phụ trách chỉnh tín hiệu về cần lái, bàn đạp và kỹ sư Nguyễn Đình Thảo, phụ trách thiết kế, lập trình điều khiển các thiết bị điện tử như đèn, nút bấm đang kiểm tiến hành bay thử kiểm tra lỗi sản phẩm

DSC_1233
Kỹ sư Đặng Sơn Tùng, phụ trách về lập trình tính toán cho tên lửa. 

Sơn Tùng là thành viên cuối cùng gia nhập team MP Su30-MK2. Tùng đã từng 5 năm học tập và làm việc tại Na-uy. Trở về Việt Nam, Tùng lựa chọn VHT là nơi làm việc. Tùng tâm sự rằng: “Qua những gì tìm hiểu, mình được biết VHT là đơn vị duy nhất tại Việt Nam tham gia sâu vào nghiên cứu R&D, thực ra cũng có một số công ty khác trong lĩnh vực này nhưng hàm lượng R&D của họ không quá nhiều và công việc không đòi hỏi thách thức như tại VHT”.

Trở về Việt Nam và có cơ hội tối ưu sản phẩm trực tiếp tại đơn vị quân đội là một trải nghiệm mới với chính Tùng. Anh nói: “Mình là kỹ sư nên cách hiểu của mình khác với khách hàng là các anh phi công. Họ sử dụng kinh nghiệm nhiều hơn còn mình quan tâm đến lý thuyết vận hành. Mình còn nhớ, có trường hợp liên quan đến tên lửa. Chúng mình quan tâm nhiều về lý thuyết, động lực học của tên lửa như thế nào còn khách hàng chỉ đưa ra rằng tên lửa hoạt động trong khoảng cách từ tầm này đến tầm kia, còn tại sao lại có khoảng cách ấy thì họ không biết. Về sinh hoạt cá nhân, sinh hoạt trong đơn vị quân đội bất tiện hơn chút. Lúc đầu, mình sốc đấy nhưng thấy đồng nghiệp hòa nhập được với môi trường này nên mình nghĩ mình cũng sẽ làm được và phải xông pha trong mọi việc”.

Đối với anh, MP Su30-MK2 là một dự án khó, một dự án mà ban đầu anh từng nghĩ rằng, phải là những kỹ sư có bằng tiến sĩ mới nghiên cứu nổi. Nhưng không, đó đều là những chàng trai trẻ như anh và đó là điều khiến anh vô cùng bất ngờ.

dsc-1288
2 kỹ sư gồm Nguyễn Hải Anh (trái) và Đào Huy Thương (phải), đây là 2 kỹ sư nhóm công nghệ lõi, có nhiệm vụ tính toán mô phỏng các phương trình chuyển động các thànnh phần mô phỏng, nhóm công nghệ lõi có vai trò quyết định, quan trọng nhất tronng việc tạo cảm giác lái của phi công sao cho giống thật nhất.

DSC_1290

Kỹ sư Nguyễn Anh Tuấn được xem là đàn anh trong nhóm, anh Tuấn khá điềm đạm. Anh luôn tâm niệm làm tốt nhất phần việc của mình để cùng các anh em hoàn thiện tổng thể hệ thống MP Su30-MK2. Nhìn lại quá trình phát triển MP Su30-MK2, anh vẫn nhớ cảm xúc đầu tiên khi MP Su30-Mk2 cất cánh. Anh cho rằng: “Từ con số 0 lên đến con số 7 là rất ấn tượng nhưng từ con số 7 để đạt đến con số cao hơn là khó, bởi đó là mức độ hoàn thiện sản phẩm. Đây là điều mà kỹ sư chúng tôi đang muốn hướng đến và cũng như phải cố gắng đề hoàn thiện được”.

DSC_1326
Nguyễn Tùng Lâm là kỹ sư có tuổi đời khá trẻ trong team. 

Nhanh như một chú sóc, chạy hết phòng này qua phòng khác, thoắt một cái là lên buồng lái kiểm thử là những gì mà mọi người sẽ thấy khi quan sát Lâm làm việc. Nhiều năng lượng với công việc là vậy nhưng những ngày đầu tham gia dự án (vì cũng là một "tấm chiếu mới") vừa tốt nghiệp đại học nên Lâm không tránh khỏi sự choáng ngợp bởi khối lượng công việc và khối lượng kiến thức cần để vận dụng phát triển sản phẩm là rất lớn.

Lâm kể, mỗi một phần trong sản phẩm là tổ hợp của rất nhiều mảng công nghệ khác nhau, từ cơ khí, điện tử cho đến lĩnh vực phần mềm. Tuy nhiên, nhờ sự hướng dẫn của đồng nghiệp, Lâm hiểu sản phẩm hơn và “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, Lâm đam mê hơn với Su30-MK2, gỡ được các nút thắt và tự tin tham gia dự án.

Hiện nay, Lâm phụ trách hai mảng chính. Thứ nhất, tham gia xây dựng cái hệ thống mô phỏng, các thiết bị trên buồng lái bao gồm hệ thống hiển thị đồng hồ trên buồng lái, các màn hình hiển thị các chức năng. Thứ hai, phát triển hệ thống đường MP Su30-MK2. Với tính chất công việc như vậy, Lâm thường xuyên phối hợp với các thành viên khác kiểm thử buồng lái.

DSC_1253-1DSC_1294

DSC_1301

DSC_1319

Có những khoảnh khắc, những kỹ sư Mp Su30-MK2 trầm ngâm suy nghĩ

Screen Shot 2022-11-06 at 00.11.28

Cuối ngày, nhóm kỹ sư phụ trách mảng công nghệ lõi vẫn bay thử kiểm tra sản phẩm.

Cải tiến của Su30-MK2 ngày hôm nay là cả 1 quá trình dài diễn ra xuyên suốt mà không phải quá trình nhảy vọt. Chỉ tính riêng việc ra đời được bộ mẫu nghiên cứu cũng trải qua nhiều phiên bản từ phần cứng, cơ khí đến phần mềm. Tuy nhiên, ngày hôm nay, các kỹ sư tại Trung tâm Mô hình mô phỏng đã có thể tự tin rằng, sản phẩm mà VHT triển khai tới khách hàng là sản phẩm họ đã làm tốt nhất, là sản phẩm mà khách hàng mong đợi, tất cả những gì khách hàng góp ý, họ đều có thể đáp ứng. Đó là sự tự hào đối với một người kỹ sư.

  • 782
  • 0 bình luận
  • 5