Đời sống
Văn hóa chào hỏi của 10 nước Viettel đang đầu tư
Thúc An Lv.4
Chào hỏi luôn là nghi thức đầu tiên trong giao tiếp ngôn ngữ của con người. Tuy nhiên, hành động tưởng chừng như rất đơn giản này lại trở nên vô cùng phức tạp nếu không biết được phong tục của các nước chúng ta đến và làm việc.

1. Campuchia

Vương quốc Campuchia là một trong những quốc gia có nền văn hóa giao tiếp chịu ảnh hưởng từ phật giáo rất nhiều. Vì vậy, người Campuchia có phương thức chào hỏi truyền thống gọi là sompiah, là hai tay chắp vào nhau để trước ngực như cầu nguyện và đầu hơi cúi nhẹ.

campuchia

Kiểu chào truyền thống này được người Khmer sử dụng đối với những người có cùng địa vị xã hội hoặc cao hơn. Khi được người khác chào, tất nhiên người được chào cũng đáp lại như vậy khi chào hỏi.

Nếu một người muốn thể hiện sự kính cẩn với người đối diện thì sẽ phải cúi người thấp hơn và chắp tay ở vị trí cao hơn. Còn đối với người ngoại quốc, người dân Campuchia cũng dùng cách bắt tay, tuy nhiên, phụ nữ nước này vẫn dùng cách chào truyền thống đối với khách.

Ngoài ra, cũng có thể bắt tay khi chào hỏi, nhưng tốt nhất là nên chào sompiah trước khi bắt tay. Đây là cách chào mang nét đặc trưng riêng của người Campuchia. Nên khi tới đây, khi mọi người chào bạn như vậy thì bạn cũng nên đáp lại hình thức chào này nhé !

Mặt khác, khi chào hỏi với phụ nữ, nếu như mối quan hệ thân thiết, bạn có thể hôn nhẹ lên hai bên má như kiểu của Pháp.

Ở Vương quốc Campuchia, nguyên tắc ứng xử khi chào hỏi ở nước này rất đơn giản: đáp lại tất cả những lời chào mình nhận được. Còn muốn để gọi người khác một cách lịch sự và kính trọng, người ta thường thêm từ “Lok” đối với đàn ông và “Lok Srey” đối với phụ nữ trước họ hoặc họ và tên đầy đủ.

2.Lào

Đối với người Lào, lời chào “Sabaidee” của họ thể hiện lòng kính trọng và sự khiêm nhường .Đây là cách chào đặc thù và mang giá trị đạo đức và nhân sinh quan của người Lào, điều đó nó thể hiện cấu trúc xã hội và tôn ti trật tự trong xã hội của người Lào.

lao

Lời chào "Sabaidee" của họ thể hiện lòng kính trọng và sự khiêm nhường

Cách mà người Lào cúi đầu chào ngoài việc thể hiện sự kính trọng và khiêm nhường, nó còn thể hiện nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Người Lào chào hỏi có thể chia làm hai loại, loại thứ nhất “vái” chắp tay cúi chào và “chắp vái” chào đáp lại được thể hiện bằng các tư thế chính.

Tư thế thứ nhất, hai lòng bàn tay của họ úp vào với nhau, hướng ngón tay đưa lên ngang mặt, đầu cúi thấp sao cho ngón tay chạm chóp múi. Đây chính là cách chào của người có địa vị thấp chào người có địa vị cao thể hiện sự kính trọng. Đó là cách chào của con cái đối với cha mẹ, cháu chắt đối với ông bà. Nếu người chào cúi càng thấp thì biểu hiện sự kính trọng càng lớn.

Tư thế thư hai, hai tay của người Lào đặt sát thân, sao cho đầu ngón tay đặt ngang vị trí cổ nhưng không quá cằm, đó là cách mà họ chào những người ngang hàng nhau như bạn bè và những người lạ mà họ chưa biết rõ về địa vị của như thế nào.

Còn đối với người có địa vị cao chào người có địa vị thấp, họ đặt hai bàn tay theo cách thông thường, vị trí thấp hơn so với tư thế thứ hai, đầu giữ thẳng hoặc có thể hơi cúi.

Vẫn chắp tay như vậy, trán cúi thấp chạm vào gốc hai ngón tay cái và cúi mình xuống - Tư thế này thể hiện sự cung kính tột bậc giữa những người có vị trí khác nhau. Ở Lào đôi khi khoảng cách xã hội cách nhau quá xa giữa hai người thì khi chào không có sự sự đáp lại. Ví dụ như người dân chào nhà sư, cháu nhỏ chào cụ già thì họ có thể gật đầu hoặc mỉm cười mà thôi.

lào 2

Văn hóa chào hỏi của người Lào

Ở Lào, những hành động ôm eo, bá vai, bá cổ hay xoa đầu người ít tuổi hơn bị xem là khiếm nhã. Người Lào không thoa đầu mọi người kể cả trẻ em. Hành động sờ, hay vỗ đầu một người Lào (đặc biệt là đàn ông) thì không những là điều kiêng kị mà còn bị xem là sự xúc phạm nặng nề, thậm chí có thể dẫn đến ẩu đả gây thương tích. Với người Lào việc chào hỏi bằng hành động hay đụng chạm chân tay với người đối diện có thể gây ra sự lúng túng và không thoải mái đối với người xung quanh và chính bản thân người được chào hỏi.

Bắt tay là văn hóa được chú trọng ở đây như là kết quả của một thời thuộc địa Bồ Đào Nha. Phụ nữ thường hôn lên má hoặc hôn gió, thường là hôn lên cả hai má. Chào nhau trên đường là văn hóa được coi trọng.

3. Timor Leste

Timor Leste là một nền văn hóa truyền thống lớn, bảo thủ với các giá trị Kito Giáo mạnh mẽ. Người lớn tuổi, nhà thờ và các lãnh đạo được kính trọng cao. Như một quy luật chung, tên (first name) chỉ được sử dụng trong các mối quan hệ thân thiết, nếu không, chỉ sử dụng “Senhor” cho đàn ông và “Senhora” cho phụ nữ.

Bắt tay là văn hóa được chú trọng ở đây như là kết quả của một thời thuộc địa Bồ Đào Nha. Phụ nữ thường hôn lên má hoặc hôn gió, thường là hôn lên cả hai má. Chào nhau trên đường là văn hóa được coi trọng.

Timor Leste là một nền văn hóa truyền thống lớn, bảo thủ với các giá trị Kito Giáo mạnh mẽ. Người lớn tuổi, nhà thờ và các lãnh đạo được kính trọng cao. Như một quy luật chung, tên (first name) chỉ được sử dụng trong các mối quan hệ thân thiết, nếu không, chỉ sử dụng “Senhor” cho đàn ông và “Senhora” cho phụ nữ.

4. Haiti

Hôn má của bạn bè và người thân, nói câu “bonne journée” (chúc một ngày tốt lành), bắt tay mọi người là những cử chỉ mà người Haiti dành cho nhau trong giao tiếp hàng ngày.

Ở Haiti nếu bạn muốn tỏ ý thân thiện và ngầm hiểu chúng ta là bạn bè thì nắm tay lại và chạm vào nhau. Đây là cách chào phổ biến mà giới trẻ Haiti rất thích sử dụng.

Namdam

Đối với trường hợp không quen biết lắm thì chào xã giao thường theo quy chuẩn, cụ thể: ban ngày thì chào “Bonjour”; buổi tối (từ 5h chiều) thì chào “Bonsoir”.  Như khi lên xe buýt thì ta chào người lái xe hoặc người bán vé ‘Bonjour’ hoặc vào thang máy thấy có người trong đó ta chào ‘Bonjour’.  Nếu ở cơ quan hay cuộc hẹn vào ban ngày mà bạn chào người khác bằng từ “Bonsoir” có nghĩa là bạn đang nhắc nhở người ta đến muộn đấy. Người Viettel làm việc ở Haiti cần lưu ý điểm này.

Cũng giống như Lào, người Haiti không thoa đầu mọi người kể cả trẻ em. Hành động sờ, hay vỗ đầu một người Haiti (đặc biệt là đàn ông) thì không những là điều kiêng kị mà còn bị xem là sự xúc phạm nặng nề, thậm chí có thể dẫn đến ẩu đả gây thương tích. 

5. Peru, Mozambique, Cameroon, Burundi

Ở các quốc gia này, bắt tay là cách chào hỏi phổ biến nhất và áp dụng cho cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở đất nước này do chịu ảnh hưởng của văn hóa châu Âu và phong cách Latin.

Khi gặp gỡ bạn bè thân thuộc, đàn ông sẽ ôm nhau và vỗ vai nhau, còn phụ nữ sẽ hôn lên hai má.

Khi một người phụ nữ và một người đàn ông, hoặc hai người phụ nữ có mối quan hệ thân thiết với nhau như bạn bè, vợ chồng, cha mẹ và con cái, người thân trong gia đình… chào nhau, họ sẽ áp má mình lên má của đối phương, mỗi bên má một lần, và môi thì tạo tiếng “muah!” nho nhỏ (như khi hôn một ai đó ấy, nhưng không chạm môi vào má đối phương đâu nha). Còn đối với những người đàn ông, cử chỉ chào hỏi gần gũi nhất chính là một cái ôm nồng ấm.

6. Tanzania

Cũng giống như Peru, Mozambque, Cameroon và Burundi, đất nước Tanzania cách phổ biến theo quy chuẩn như: Helo, Good mooning, Good afternoon, Good evening. Bắt tay áp dụng cho cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em ở đất nước có đỉnh Kilimanjaro cao nhất Châu Phi này.

Khi gặp gỡ bạn bè thân thuộc, đàn ông sẽ ôm nhau và vỗ vai nhau, còn phụ nữ sẽ hôn lên hai má.

Đặc biệt ở Tanzania có bộ tộc Maasai – là bộ tộc có nhiều phong tục độc đáo nổi tiếng. Trong đó phải kể đến phong tục chào hỏi bằng cách phun nước bọt vào nhau. Theo quan niệm của tộc người Maasai, nước bọt phun ra và dính càng nhiều lên người đối phương thì lời chào hỏi đó càng nồng nhiệt.

Masai

Người dân bộ tộc Maasai có cách chào hỏi kỳ quái nhất: phun nước bọt vào nhau. Ảnh: Internet.

  • 59
  • 1 bình luận
  • 2