Bài nghiên cứu
Lần đầu viết báo khoa học của kĩ sư viễn thông tại Hội nghị Quốc tế IEEE
Ngọc Hiệp Lv.3
Bài báo poster với nội dung ” High Performance and Scalable Architecture for Flow Table on FPGA” đăng tải trong Hội nghị quốc tế IEEE về lĩnh vực điện tử và truyền thông (IEEE ICCE) là bài báo nghiên cứu khoa học đầu tiên mà anh Nguyễn Phú Lâm thực hiện, đồng hành với anh trong bài báo này còn có tác giả Võ Thành Văn. Flow table là lĩnh vực ít được nghiên cứu dẫn đến tư liệu tham khảo hạn chế; đồng thời, trong lần đầu tiên viết báo này, anh Lâm cũng gặp không ít bỡ ngỡ về cách thức trình bày, chuyển tải nội dung sao cho đúng hình thức.

1. Anh có thể cho biết, tại sao bài báo lựa chọn nội dung về flow table cho 5G Core?

Sở dĩ anh em thực hiện đề tài này xuất phát từ yêu cầu xử lý lượng dữ liệu lớn cho mạng 5G với tốc độ cao và độ trễ nhỏ. Đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật đối với 5G core, thay vì xử lý trên phần mềm, chúng mình xử lý dữ liệu dưới FPGA. Đối với việc xử lý dữ liệu của 5G core thì flow table là một trong những phần quan trọng quyết định hiệu suất của hệ thống. Với yêu cầu đặt ra từ thực tiễn, chúng mình thiết kế kiến trúc flow table dưới FPGA để offload cho 5G core mà cụ thể là UPF.

z3608505794896_bf565e2cfb9b7b0c84aac1dd979fc16d

Anh Nguyễn Phú Lâm tham dự Hội nghị quốc tế IEEE về lĩnh vực điện tử và truyền thông (IEEE ICCE)

2. Flow table là một phần nhỏ trong toàn bộ hệ thống 5G, vậy có bài báo nào từng nghiên cứu về flow table trên thị trường chưa, thưa anh?

Thế giới cũng đã có bài báo tương tự. Chúng mình đã phải dành vài tháng để nghiên cứu các bài báo tương tự về Flow Table nhằm tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề của mình. Tuy nhiên hầu hết những tư liệu trước đó chỉ đề cập đến flow table nhỏ khoảng vài trăm ngàn entry (kích thước của flow table) và tốc độ xử lý không cao. Chủ yếu những nghiên cứu trước được thực hiện trên software, chưa ai làm ở hardware. Trong khi đó, flow table do anh em thiết kế hoạt động 4M entry với tốc độ xử lý 100Gb/s.

3. Với sự khác nhau như vậy, các anh đã làm gì để hoàn thành bài báo này?

Tham gia viết bài báo có mình và bạn Võ Thành Văn. Văn là người lên kiến trúc hệ thống, còn phần thực hiện flow table là mình làm. Sau khi đưa ra được giải pháp, chúng mình đã so sánh ưu và nhược điểm ý tưởng của mình với những tài liệu có sẵn. Chúng mình cũng nhận được nhiều sự trợ giúp của các anh em từng có kinh nghiệm viết báo tại VHT như anh Đức, anh Tuấn Đỗ.

Tuy nhiên, đấy không phải điều khó nhất. Đối với hai anh em, quá trình đánh giá kết quả giải pháp mới là công đoạn tốn nhiều thời gian và công sức. Nói vậy bởi, quá trình này dựa vào dữ liệu thật của người dùng. Lượng dữ liệu rất lớn và phụ thuộc vào thời gian, địa điểm khác nhau. Performing của core 5G phụ thuộc vào lượng dữ liệu của người dùng nên phải đánh giá nhiều data khác nhau. Mình nhớ không nhầm thì hai anh em mất 1 tháng để thực hiện riêng công đoạn này.

4. Sau khi công bố bài báo poster tại hội nghị, anh nhận thấy giải pháp của chúng ta có những ưu và nhược điểm gì ?

Nghiên cứu của chúng ta có ưu điểm là tiết kiệm được bộ nhớ bởi RAM sử dụng DDR để lưu data. Còn nhược điểm là hiện tại performing không cao nhưng nếu performing cao thì hiệu suất sử dụng bộ nhớ thấp. Thiết kế tốn nhiều tài nguyên của FPGA. Hiện tại nhóm đã khắc phục xong nhược điểm bằng cách chỉnh lại thuạt toán để tối ưu tài nguyên, tăng hiệu suất và giảm latency.

5. Khi bài báo được đăng tải trong Hội nghị quốc tế về điện tử viễn thông, bài báo đã nhận được phản hồi như thế nào từ các chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông?

Các chuyên gia phản hồi khá tốt đối với bài báo của tụi mình, suýt tí nữa thì được full paper. Tuy nhiên do lần đầu viết báo nên lối diễn đạt và hành văn còn khá lủng củng nên chỉ đạt poster paper. Đây là điều mà mình cần cải thiện trong các bài báo tiếp theo.

6. Sau khi khắc phục nhược điểm, vậy bước tiếp theo các anh sẽ làm gì để có thể ứng dụng thực tế?

Tháng này nhóm mình hiện cũng đang tích hợp hệ thống và dự kiến sẽ hoàn thành trong Quý 3 năm nay.

  • 250
  • 0 bình luận
  • 1